Lịch sử Mái_vòm_Soltaniyeh

Cuộc xâm lược của người Mông Cổ trong thế giới Hồi giáo bắt đầu bằng cuộc chinh phạt miền đông Iran năm 1221, và cuối cùng đã chấm dứt thời kỳ cai trị của Abbasid (750-1258). Người Mông Cổ đã chinh phục hầu hết Tây Á và một nhánh của đế quốc được gọi là Hãn quốc Y Nhi (1256-1353) tập trung quyền lực ở tây bắc Iran.[3] Trong khi cuộc chinh phạt này ban đầu là một sự tàn phá, thời kỳ Hãn quốc Y Nhi cũng cho thấy sự phát triển chính trong nghệ thuật trang trí. Bằng kiệt tác kiến ​​trúc đó là Mái vòm Soltaniyeh, còn được gọi là Lăng mộ Oljeitu, người Hãn quốc Y Nhi đã chứng tỏ khả năng của mình là xây dựng.

Sự hiện diện của người Mông Cổ ở Iran đã dẫn đến một sự thay đổi từ các thành phố truyền thống sang các thành phố chú trọng đến đồng cỏ.[4] Một ví dụ về loại thành phố Mông Cổ mới này là thành phố Sultaniyya ở phía tây bắc Iran. Nhà cai trị của Hãn quốc Y Nhi là Arghun vào thời điểm đó, đã thành lập Sultaniyya như là thủ đô mùa hè của mình. Con trai của ông là Muhammad Oljeitu Khudabanda tiếp tục phát triển thành phố và biến nó thành thủ đô của đế chế. Sau cái chết của Oljeitu, thành phố bắt đầu suy giảm dần và từ một thành phố từng hưng thịnh, giờ đây chỉ còn hai tòa nhà cho thấy sự giàu có và tầm quan trọng trước đây của nó, một lăng mộ hình bát giác và Khanqah liền kề, một tòa nhà được thiết kế dành riêng cho các cuộc họp Sufi giáo như một nơi tâm linh.[5]

Lăng mộ Oljeitu có một cấu trúc hình bát giác giống như Lăng mộ Ahmed Sanjar, và ý tưởng của nó có thể xuất phát từ Mái vòm Đá tại Jerusalem, được sử dụng làm biểu tượng tượng trưng cho tòa nhà có ý nghĩa tôn giáo.[6] Khu lăng mộ được xây dựng từ nguồn kinh phế của triều đình Hãn quốc Y Nhi, là công trình lớn nhất và tốt nhất trong thời gian tồn tại của Hãn quốc.[7]